Về chúng tôi

CÔNG TY DƯỢC PHẨM DAVINCI PHÁP
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Integer fermentum feti et condimentum ultrices pellentesqu maur.

Thấp thỏm nghề bán “giống”: Tưởng “sướng” hóa... khổ

Việc ngân hàng tinh trùng còn hiếm trong khi nhu cầu có con ngày một cao đối với không ít cặp vợ chồng đã lấy nhau một thời gian nhưng “chưa có gì” lại càng khiến nhu cầu về “giống” được đẩy lên cao hơn.

 

Bởi thế mà không hiếm thanh niên đã “tranh thủ” cơ hội này để kiếm sống bằng “vốn tự có” vừa bảo đảm một nguồn thu ổn định vừa… “sướng”.

Sống nhờ bán “giống”

Trường hợp như vợ chồng chị H, ở quận Đống Đa, Hà Nội giờ đây có lẽ không hiếm, khi đã cưới nhau gần 1 năm nhưng vẫn chưa có con. Và nguyên nhân được các bác sĩ đưa ra chính là do người chồng không có tinh trùng. Câu chuyện quá sốc này đã khiến chị H không còn dám tin vào tai mình nữa. Trong khi chồng bi quan chán nản, đá thúng đụng nia càng khiến chị H càng thêm buồn nản. 

Sau một thời gian trăn trở, chị quyết định đi thụ tinh nhân tạo, ngặt nỗi đến BV ngân hàng tinh trùng khan hiếm nên chị phải tự đi xin. Tìm qua nhiều mối rồi những lời giới thiệu có chất lượng nhưng cũng không được, hết cách chị đành lên mạng tìm hiểu, mong mua được tinh trùng.
 

 
Những lời rao bán “giống” hay những trang mạng xã hội chuyên cung cấp “giống” xuất hiện khá nhiều trên mạng.    Ảnh: TL
 


Những câu chào mời hiến tặng, bán đầy rẫy trên mạng khiến chị không khỏi hoang mang. Ví như: “Mình là sinh viên, đã tặng tinh trùng 1 lần. Nếu ai cần biết thông tin thêm có thể chat qua yahoo. Nếu người nào cần thì mình có thể "bán". Đối với những gia đình do có hoàn cảnh khó khăn thì tôi sẵn sàng "tặng"...” hay: “Mình SN 1985, ngoại hình cân đối, nhóm máu A, gen di truyền tốt, đang công tác tại một doanh nghiệp nhà nước, có sức khỏe tốt, lối sống lành mạnh, tốt nghiệp ĐH chính quy và đang học cao học tại Hà Nội. Mình muốn hiến tặng tinh trùng cho phụ nữ có chồng bị vô sinh hoặc độc thân muốn có con. Có thể gặp mặt trực tiếp để thỏa thuận cụ thể, lưu ý mình chỉ cho “trực tiếp” và bảo đảm chất lượng tốt nhất”.



Kiểm nghiệm những thông tin được đăng tải trên mạng, chị H đã liên hệ tới số điện thoại với những lời giới thiệu khiến chị cảm thấy an tâm nhất và 2 tháng sau chị cho biết mình đã có thai. Theo lời giới thiệu của chị H tôi tiếp xúc với Nguyễn Thành P, một chàng trai mới 25 tuổi nhưng được xem là rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán “giống”, vừa đặt cốc cà phê xuống bàn P liền tự giới thiệu bản thân: “Nói thật em làm nghề này lâu rồi, thời gian đầu là làm vì tiền, nhưng bây giờ là làm vì đam mê thôi. Bán tinh trùng là công việc không khó và mang đến thu nhập tốt, nên trên cộng đồng mạng xuất hiện ngày một nhiều hơn những dòng tin rao bán, mời gọi mua tinh trùng với mức giá khó tin, dao động từ 3-4 triệu đồng tới 8-10 triệu đồng, tùy thuộc vào việc cho gián tiếp (qua BV) hay trực tiếp (quan hệ). Riêng em giá bao giờ cũng không dưới 10 triệu đồng/ lần cho trực tiếp, nhưng nếu ai thực sự hiếm muộn con cái mà điều kiện kinh tế eo hẹp thì em cũng có giảm giá sâu…”. 



Khi được hỏi về cách cho “giống” thế nào đạt hiệu quả nhất thì P khẳng định ngay, “quan hệ” trực tiếp là tốt nhất. Chỉ cần xét nghiệm sức khỏe đầy đủ rồi 2 bên hẹn gặp nhau ở khách sạn và tiến hành “hiến” trực tiếp là hiệu quả nhất. “Em làm cách này nhiều rồi, đã có ít nhất 10 “thương vụ” thành công nên yên tâm, em bảo đảm chất lượng mà…”, P chia sẻ.



Khi tiến hành trao đổi công việc cụ thể tôi đưa ra đề nghị P hiến tinh trùng cho cô em gái họ, nhưng ngặt một nỗi là không muốn để chồng của cô em họ này biết chuyện. P nói ngay: “Anh yên tâm đi, em làm nghề này để kiếm sống mà nên uy tín lắm, với lại em có kinh nghiệm nhiều rồi người chồng không thể biết vợ đi hiến tinh trùng trực tiếp đâu. Chỉ cần anh đưa em thông tin đầy đủ của chị ấy và giấy xác nhận tình trạng sức khỏe mới nhất là được, việc tiến hành hiến “tinh trùng” cụ thể thế nào em sẽ báo lại sau cùng với mức báo giá cụ thể”. 



Không những khẳng định về chất lượng hiến tinh trùng của mình P còn chia sẻ thêm, hiện chàng trai này đang đứng ra quản cả một đội quân chuyên bán “giống” xuất thân từ nhiều thành phần và đảm nhiệm những công việc khác nhau trong xã hội. “Em làm là có uy tín nên anh không phải lo lắng nhiều, bên em còn có nhiều lựa chọn để gia đình cân nhắc, nếu muốn “giống” có học thức bọn em cũng có, nếu muốn “giống” có năng khiếu em cũng có, nếu muốn “giống” có tố chất thể thao thì em cũng lo được…”, P quảng cáo thêm. 



Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên P liền phân tích ngay, anh chưa hiểu đúng không, ý em nói ở đây có nghĩa là anh muốn người cho tinh trùng làm công việc gì trong xã hội em cũng bảo đảm được, nhiều người quan niệm người cho “giống” bọn em làm nghề gì, có thể lực, năng khiếu ra sao sẽ ảnh hưởng tới nguồn gen mà, với con thì phải giống cha, có khi còn hơn cha ý chứ. “Thú thực với anh, trong tay em có nhiều anh em muốn bán “giống” lắm bởi nghề này giúp họ có thu nhập ổn định, chứ trông vào nghề chính thì khó sống lắm…”, P trải lòng.
 

 
Bán “giống” mang lại nhiều lợi ích khiến không ít người tưởng rằng đây là một nghề dễ kiếm tiền.    Ảnh: TL


Đi bán “giống” rồi lại phải đi mua “giống”

Dù khẳng định công việc bán “giống” đã bảo đảm nguồn thu nhập chính cho bản thân, nhưng với P nghề này cũng không phải không có những “tai nạn” mà chỉ những người từng trải với nghề mới có thể thấu hiểu được. Trường hợp của Trần Đình A, một người bạn từng làm nghề bán “giống” với P giờ đây đã phải giải nghệ vì chất lượng tinh trùng quá yếu do những lần “thả phanh” bán “giống” trước đây. A giờ đã có vợ, nhưng bi kịch thay anh lại không thể có con. “Trước đây mình đi bán “giống” cho thiên hạ để những người hiếm muộn có thể có con thì giờ đây không ngờ mình lại bị rơi vào hoàn cảnh như vậy”, A tâm sự. Theo A thì trường hợp như anh không phải ít gặp trong giới bán “giống” bởi đã xác định “sinh” nghề thì khi “tử nghiệp” cũng phải đắng lòng mà chấp nhận. Nhưng so với trường hợp của Lê Đình T, một nhân viên của P thì trường hợp của A vẫn còn may chán. Theo lời của P thì giờ đây T đang sống ẩn dật và bất cần đời khi mắc phải căn bệnh thế kỷ từ việc bán “giống” trực tiếp.

Vốn có vẻ ngoài đạt chuẩn cùng cái mác thạc sỹ, T luôn là đối tượng được các chị, em “hiếm” con lựa chọn để bảo đảm nguồn “giống” có chất lượng. Một lần trong quá trình bán giống, T đã bị cảm nắng bởi một phụ nữ hơn anh ta 2 tuổi. Sau quãng thời gian bán “giống” T vẫn thường xuyên đi lại với người phụ nữ này, để rồi một thời gian sau đó, T như chết lặng khi nhận được tin người phụ nữ này đã mắc phải căn bệnh thế kỷ bị lây từ người chồng của cô ta. Số là do không có con nên người chồng cảm thấy chán nản đi quan hệ với những cô gái bán hoa để rồi về lây bệnh sang vợ, sau đó thì T là người phải hứng hậu quả cuối. Một tương lai trước mắt với dự định có gia đình nhỏ cùng người yêu cũ của T bỗng dưng sụp đổ, T đã không thể vượt qua cú sốc tâm lý quá lớn đến như vậy, có không dưới hai lần T đã tìm đến cái chết để quên đi tất cả nhưng đều được bạn bè, người thân phát hiện kịp thời. 

Theo P thì hiện không ai biết T đã bỏ đi đâu, nhưng “trường hợp của T cũng khiến cho những anh, em còn đang gắn bó với nghề cảm thấy hết sức lo ngại”, P cho biết. Đó còn chưa kể đến những vụ việc bị đánh ghen của giới bán “giống” khi bị chồng của khách hàng hành hung vì những bà vợ không cho chồng biết tin mình đi tìm giống khiến những đức ông chồng vốn đã tự ti vì không có khả năng có con cho rằng mình bị vợ cắm sừng. 

Theo GS.TS Quản Hoàng Lâm, GĐ Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y thì chuyện vợ chồng hiếm muộn, chồng không đủ khả năng sinh con... xuất hiện ngày một nhiều trong xã hội. Nguyên nhân của tình trạng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường sống, đồ ăn thức uống, bẩm sinh... Do đó, chuyện các bà vợ đến BV để xin con, hoặc tự tìm mua tinh trùng để sinh con ngày một nhiều hơn. Lợi dụng điều này, việc mua bán tinh trùng cũng gây ra nhiều biến tướng. Đằng sau việc buôn bán này là không ít những câu chuyện bi hài. Mặc khác, bên cạnh những ý kiến đồng thuận, cảm thông cho gia đình hiếm muộn, mong con, còn là sự phản đối kịch liệt, ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần, thuần phong, mỹ tục của người Việt. 
 

Mua bán không kiểm soát, một người có thể cho tinh trùng nhiều người sẽ dẫn tới nhiều đứa trẻ sinh ra có cùng cha. Nếu sau này những đứa trẻ đó gặp nhau, kết hôn sẽ dẫn tới tình trạng hôn nhân cận huyết.

 

Theo PhapluatXahoi


    Liên hệ với chúng tôi

    • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
    • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
    • contact@davincipharma.com
    Thời tiết hôm nay